BÍ QUYẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ GIA DỤNG LÂU BỀN (P.2)

4. Lò vi sóng: 

Lò vi sóng là 1 thiết bị rất kén chất liệu vật dụng cho vào lò. Vì vậy, tuyệt đối chỉ dùng các vật dụng dùng được cho lò vi sóng để đựng thức ăn. Bạn cũng nên tránh để thức ăn thừa lâu trong lò. Khí độc phát ra từ thức ăn bỏ lâu trong không gian kín có thể làm lò phát nổ khi cắm điện hoạt động đồng thời gieo rắc vi khuẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

5. Bếp hồng ngoại: 

Bếp hồng ngoại có thiết kế mặt kính rất đẹp nhưng đồng thời cũng dễ dính vết bẩn do dầu mỡ, gia vị rơi rớt trong quá trình nấu ăn. Vì vậy, sau khi chế biến thức ăn và đã để mặt bếp nguội, bạn hãy lau sạch mặt kính bằng nước ấm hoặc giấm và baking soda. Tránh cắm điện bếp chung với quá nhiều thiết bị điện tử khác.

6. Quạt điện: 

Quạt điện là thiết bị gia dụng mà hầu như mọi gia đình đều có sở hữu. Để gia tăng tuổi thọ cho thiết bị này, hãy thường xuyên vệ sinh cánh quạt. Nếu bụi bẩn bám vào cánh quạt quá nhiều sẽ làm thiết bị chạy nặng nề, gây tốn điện đồng thời gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, cần chú ý tra dầu vào các bộ phận chuyển động để giúp thiết bị làm việc nhẹ nhàng hơn. Tuyệt đối không để trẻ con chọc gậy hoặc bất cứ vật dụng nào vào thiết bị khi cánh quạt đang quay.

7. Ấm đun siêu tốc: 

Muốn dùng ấm đun lâu bền, tuyệt đối không nên dùng ấm cho bất cứ mục đích nào khác ngoài việc đun nước. Khi rửa ấm nên cẩn thận để tránh trầy xước lòng ấm, tránh làm trầy xước dây điện và không nên đun lượng nước vượt mức cho phép. Lượng nước quá nhiều sẽ trào ra khỏi miệng ấm khi sôi dễ gây cháy nổ hoặc hỏng hóc rất nguy hiểm.

Tin tức liên quan