Máy lạnh đang ngày càng phổ biến hơn trong đời sống, nên thiết bị điều khiển đi kèm cũng rất cần thiết và được mọi người quan tâm nhiều hơn. Có lẽ Remote máy lạnh có vẻ quan trọng phải không nào? Khi sử dụng máy lạnh, các thao tác điều chỉnh và vận hành điều được thực hiện trên remote điều khiển. Đặt biệt là khi sử dụng remote máy lạnh, chúng ta vẫn chưa có thể hiểu hết chức năng của các nút bấm. Những lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho người dùng điều khiển máy lạnh Alaska thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều đấy.
Những lưu ý khi sử dụng điều khiển máy lạnh
Nhiệt độ cài đặt hiện trên điều khiển (remote) là chỉ số mà người dùng yêu cầu máy lạnh làm lạnh không khí trong phòng đến nhiệt độ mong muốn và duy trì nhiệt độ này cho đến khi có cài đặt mới. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ phòng.
Rất nhiều người hiểu chưa đúng về chỉ số nhiệt độ trên điều khiển, có ý kiến cho rằng nhiệt độ càng thấp máy càng làm lạnh nhanh. Thật ra máy lạnh 2 khối dân dụng hiện nay trên thị trường không có chức năng làm lạnh nhanh hơn hay chậm hơn, chỉ đơn thuần là lạnh từ từ.
Áp dụng các cách sau để kiểm tra điều khiển máy lạnh
Kiểm tra bằng điện thoại
Nếu điện thoại của bạn đã cài chế độ liên kết với máy lạnh thì bạn dùng điện thoại di động bấm sang chế độ chụp ảnh .Sau đó dùng điều khiển hướng vào ống chụp ảnh của điện thoại, bấm khởi động điều khiển thấy phát sáng từ đèn trên màn hình điện thoại như thế là điều khiển của bạn còn tốt. (Nếu pin yếu cũng không phát sáng có thể thay pin mới).
Tắt nguồn khi không sử dụng
Remote điều khiển máy lạnh nhìn chung nguyên lý tương đối giống như Remote điều khiển các thiết bị điện tử phổ biến khác. Và nguyên tắc chung là chúng chỉ điều khiển được chế độ hoạt động và tắt mở tạm thời. Khi không sử dụng một thời gian dài nên tắt CB (nguồn điện cấp vào) để an toàn và tránh tốn điện khi chỉ tắt bằng điều khiển.
Những lỗi thường gặp ở điều khiển máy lạnh
1. Điều khiển không có tiếng “bíp” nhưng vẫn lên hình
Hầu hết các điều khiển máy lạnh đều phát ra tiếng “bíp” khi chúng ta nhấn nút điều chỉnh nhiệt độ hay sử dụng chức năng nào đó. Tuy nhiên, nếu một lúc nào đó bỗng dưng bạn không còn nghe thấy âm thanh này dù màn hình vẫn hiển thị, thì rất có thể do mắt của remote (bộ phận nằm phía trên đầu điều khiển máy lạnh) đang gặp sự cố như: Bị bụi bẩn bám, phần tiếp điện của mắt điều khiển bị đen,…
Lúc này bạn nên sử dụng một chiếc khăn khô, mềm và lau bộ phận mắt nhìn của máy lạnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, tốt nhất là bạn nên đặt remote máy lạnh trên kệ hoặc mắc trên tường khi không sử dụng. Hạn chế đặt remote máy lạnh trên đầu giường ngủ hoặc bàn ghế để tránh trường hợp remote bị cấn hoặc bị dính nước, sẽ gây hư hỏng bộ phận nhìn của điều khiển máy lạnh.
2. Điều khiển có màn hình bị chập chờn
Thêm một lỗi thường gặp trên remote máy lạnh mà nhiều người gặp phải đó là điều khiển có màn hình bị chập chờn. Thực chất, nguyên nhân của lỗi này là do điều khiển bị đánh rơi hoặc bị cấn trước đó, khiến mạch điều khiển trên remote bị hở (thậm chí các khớp remote bị bong tróc, lỏng lẻo). Vậy nên mới dẫn tới hiện tượng màn hình chập chờn.Đồng thời, nếu như không để ý đến pin thì sự cố pin yếu cũng có thể làm màn hình remote máy lạnh lúc hiển thị, lúc không.
Cách xử lý
Thông thường, pin của remote điều hòa có tuổi thọ khoảng một năm. Do vậy, khi phát hiện lỗi trên remote máy lạnh này, bạn cần kiểm tra pin, nếu hết bạn nên thay pin mới để điều hòa hoạt động bình thường trở lại. Còn nếu sự cố do sơ ý làm rơi remote nhiều lần thì bạn nên nhờ đến các nhân viên kỹ thuật điện lạnh để họ sửa chữa và thay mới nếu cần thiết.
3. Điều khiển bị mất màn hình
Cách xử lý
Trong trường hợp này, bạn cần lấy pin cũ ra và cạo hết phần rỉ sét còn đọng lại ở phần tiếp giáp với pin. Sau đó, lại lắp pin mới vào để sử dụng.
Những lưu ý khi sử dụng remote máy lạnh
– Nên sử dụng bao đựng chuyên dụng để bọc bên ngoài remote để hạn chế tối đa những ảnh hưởng hoặc tác động làm thay đổi cấu trúc hay phát sinh lỗi khi sử dụng.
– Vệ sinh remote của máy lạnh định kỳ để tránh bụi bẩn và nấm mốc bám lâu ngày gây ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
– Nếu trong một thời gian dài không sử dụng đến điều khiển máy lạnh, bạn nên tháo pin ra để tránh pin bị rò rỉ làm hỏng thiết bị.
– Tuyệt đối bạn không nên sử dụng pin cũ kết hợp với pin mới cho điều khiển.
– Không thực hiện nhiều thao tác chức năng cùng một lúc bằng điều khiển, việc này có thể khiến điều khiển bị loạn chức năng.
Cũng như các thiết bị khác, trong quá trình sử dụng remote cũng sẽ phát sinh các lỗi. Điều quan trọng là bạn có xác định đúng nguyên nhân và vấn đề mà thiết bị đang gặp phải. Nếu bạn phát hiện được chính xác nguyên nhân, thì bạn cũng sẽ tìm được