Bất kể loại tủ mát nào sau một thời gian dài sử dụng thì bề mặt trong của tủ sẽ bị đóng một lớp tuyết dày gây khó khăn và cản trở đi quá trình truyền tải nhiệt. Nhiều người có thắc mắc rằng tủ mát Alaska bị đóng tuyết có khả năng gây ra tình trạng lãng phí điện năng hay không? Hiện tượng này tại sao lại có và phải làm gì khi tủ mát bị đọng tuyết. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có thể giải đáp thắc mắc cho mình nhé.
Nguyên nhân khiến cho tủ mát bị đóng tuyết
Đối với mỗi tủ mát, rơ-le hay còn gọi là Timer được thiết kế vị trí bên trong tủ có nhiệm vụ rất quan trọng đó là chuyển mạch ngắt Compressor sang chế độ xả đá. Nếu rơ-le không đóng sang tiếp điểm hoặc rơ-le bị hư thì chế độ xả đá sẽ bị tạm dừng và ngắt quãng. Hậu quả là làm cháy cuộn dây mô tơ, bánh răng bị kẹt khiến cho các lớp đá bị đông cứng trong tủ hình thành các lớp tuyết.
Bên cạnh đó việc cầu chì nhiệt bị đứt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng đóng tuyết của tủ mát. Cầu chì nhiệt nằm bên hông của tủ là một bộ phận bảo vệ có tác dụng ngăn chặn và không cho bộ phận xả đá hoạt động trong thời gian quá lâu làm cho tủ mát dễ bị nóng, gây ra hiện tượng hư hỏng nghiêm trọng. Nếu như cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá sẽ ngưng hoạt động ngay tức thì dẫn đến việc tủ mát đông tuyết ngay.
Do thói quen sử dụng tủ mát thường xuyên không tốt. Bạn có phải hay có thói quen thường xuyên mở cửa tủ, cho thực phẩm còn chảy nước vào tủ mát, hoặc không đậy chặt cửa trong mỗi lần sử dụng nên khiến cho không khí và hơi nước bên ngoài vào nhiều điều này dẫn đến hiện tượng tủ mát bị đóng tuyết đấy.
Làm gì khi tủ mát bị đóng tuyết
Để xử lý và khắc phục ngay tình trạng đóng tuyết quanh thành tủ mát, bạn hoàn toàn có thể tự xả tuyết tại nhà bằng cách đầu tiên là rút dây cắm điện và lấy hết thực phẩm trong tủ mát ra ngoài để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt nhất là bạn nên gói đồ ăn vào một túi giữ nhiệt để thức ăn còn được đảm bảo chất lượng tốt nhất. Sau đó bạn mở hết các cửa tủ mát ra cho lớp tuyết bên trong tan hết hay đặt một tô nước đủ ấm vào tủ để quá trình xả tuyết diễn ra nhanh hơn.
Bạn lưu ý rằng khi xả tuyết, đá bên trong sẽ tan chảy ra thành nước. Do đó, để đảm bảo vệ sinh trong nhà bạn nên lót sẵn giấy hoặc khăn xung quanh tủ và trên nền để tránh tình trạng nước chảy ra bên ngoài.
Sau khi lớp tuyết bên trong đã tan bớt, bạn nên dùng khăn mềm ẩm ướt để lau sạch lớp tuyết còn sót lại trong tủ mát. Bạn có thể cho một ít vani hoặc xác trà để vào trong cho tủ mát cho thơm. Trong trường hợp lớp tuyết đóng lại quá dày bạn nên chuẩn bị một cái thau để đựng. Lưu ý những khay đựng tuyết cũng cần vệ sinh thật sạch sẽ.
Mở nguồn và cắm điện cho tủ mát đủ lạnh sau đó bạn mới cho thức ăn vào sau nhé.
Tủ mát bị đóng tuyết có gây tốn điện?
Nếu như bạn để tủ mát nhà mình thường xuyên bị đóng tuyết thì bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để vệ sinh và xả tuyết mà tình trạng này cũng góp phần làm cho hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng cao vì do lớp tuyết dày chặn đường ống nên khiến cho tủ mát phải hoạt động với công suất lớn và liên tục để làm mát thực phẩm bên trong.
Hơn thế nữa, khi tủ mát bị đóng tuyết sẽ làm cản trở đi sự lưu thông của hơi lạnh, khi hơi lạnh bị ứ đọng sẽ ngăn cản quá trình làm đông. Đây được coi là một trong những nguyên nhân lớn làm cho tủ mát hoạt động với tần suất liên tục và không tự ngắt dẫn đến tình trạng quá tải có thể gây hư hỏng linh kiện.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về câu hỏi tủ mát Alaska bị đóng tuyết không của mình cũng như hiểu thêm những thông tin chia sẻ bổ ích để bạn có thể áp dụng và khắc phục được tình trạng tủ mát bị đóng tuyết cũng như tiết kiệm được tiền điện cho cả gia đình mình nhé.