Hâm Nóng Thức Ăn Đúng Cách

Vì nhiều lý do mà trong gia đình, chúng ta thường có món ăn thừa lại sau mỗi bữa cơm. Để tiết kiệm, tránh lãng phí thức ăn này, mọi người nên bảo quản chúng trong tủ lạnh/tủ mát. Khi dùng lại, chúng ta có thể hâm nóng và dùng được nhanh chóng. Tuy nhiên, để món ăn sau khi hâm không mất đi chất dinh dưỡng cũng như biến đổi mùi vị, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây. 

Phương pháp hâm nóng thức ăn

1. Hâm Nóng Thức Ăn Bằng Lò Nướng: 

Lò nướng là một thiết bị tiện dụng để nướng thực phẩm. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tận dụng thiết bị này để hâm nóng thức ăn. Trước tiên, bạn bật lò cho nóng ở nhiệt độ 200 độ C, sau đó cho thức ăn cần hâm vào vật dụng có độ sâu thích hợp rồi đặt vào lò khoảng 10 phút. Sau 10 phút, dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của thực phẩm. Nếu nhiệt độ đạt 75 độ C trở lên là đạt chuẩn, nếu nhiệt độ vẫn chưa đủ 75 độ C, bạn nên cho vào lò tiếp tục hâm nóng. 


Lò nướng Alaska ngoài chức năng chế biến các món nướng còn là thiết bị hâm nóng thức ăn hoàn hảo

>  >  >  Xem thêm tu dong, tu mat.

2. Hâm Nóng Thức Ăn Bằng Lò Vi Sóng: 

Để hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng, bạn lưu ý cần chọn vật dụng để đựng thức ăn có chất liệu phù hợp với thiết bị này. Dùng bọc nhựa để bọc thành một lớp màng bao quanh bề mặt vật dụng nhưng đừng bọc quá chặt. Sau đó, bạn cho thức ăn vào lò, hâm nóng ở nhiệt độ cao trong khoảng 1 phút. Lúc này, bạn hãy dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ ở khu vực trung tâm của thức ăn. Nếu phần này đạt đến mức nhiệt độ 75 độ C trở lên thì bạn có thể yên tâm lấy ra sử dụng. 

>>> Những Thiết Bị Đi Kèm Máy Lạnh Nên Có


Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng

3. Hâm Nóng Thức Ăn Bằng Cách Đun Nóng: 

Bạn có thể dùng cách này cho thức ăn đựng trong túi có khóa kéo hoặc các hộp đựng thức ăn nhỏ. Để đun nóng thức ăn, bạn hãy đổ nước vào nồi đến khi ngập khoảng ½ chiếc nồi to rồi đem đi đun nóng. Khi nước sôi, cho túi hoặc hộp đựng thức ăn vào nồi và đun torng khoảng 10-15p’. Sau khi đun, dùng kẹp lấy thức ăn ra ngoài, để nguội trong khoảng 1-2p’ rồi cho thức ăn ra tô để sử dụng. 

>>> Làm Gì Khi Tủ Lạnh, Tủ Mát Không Đủ Lạnh?


Hâm nóng thức ăn bằng cách đun nóng

 

4. Hâm nóng thức ăn bằng nồi hấp

Nồi hấp làm nóng thức ăn bằng phương pháp cách thủy, hương vị, dưỡng chất của thức ăn hoàn toàn không bị biến mất. Hâm nóng thức ăn bằng nồi hấp được thực hiện rất đơn giản, bạn cho nước vào nồi hấp rồi xếp thức ăn lên trên các tầng vỉ (từng mẫu nồi hấp sẽ có thiết kế các tầng vỉ hấp khác nhau), sau đó bạn đậy nắp nồi lại, đặt chế độ hẹn giờ khoảng 15 phút và hấp. Khi hấp hết 15 phút nồi sẽ tự động tắt và bạn sẽ có một món ăn nóng hổi để sử dụng. 

Những thức ăn không nên hâm nóng

Mặc dù, các phương pháp hâm nóng thức ăn ở trên rất tiện ích và tốt, tận dụng được thức ăn dư thừa mà không làm mất đi hương vị, chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Nhưng không phải thức ăn nào cũng có thể hâm nóng, có một số thức ăn nếu hâm nóng sẽ bị biến chất, không giữ được hương vị như ban đầu, một số thức ăn điển hình không nên hâm nóng bằng các phương pháp kể trên như:

Sữa mẹ đông lạnh: Các mẹ vẫn có thói quen trữ đông sữa cho bé sử dụng dần. Khi sử dụng các mẹ sẽ hâm nóng lại sữa, nhưng nếu hâm nóng theo các phương pháp trên sẽ tạo cho vi khuẩn E.coli xuất hiện, lượng vi khuẩn này cao hơn đến 18 lần so với việc hâm nóng sữa mẹ bằng các phương pháp khác . Khi làm nóng sữa bằng lò vi sóng sẽ làm giảm hoạt động của enzyme, thúc đẩy vi khuẩn có hại phát triển. Vì vậy, các mẹ không nên hâm nóng sữa mẹ đông lạnh bằng các phương pháp kể trên.

>>> Những Điều Cần Biết Về Bếp Hồng Ngoại

Không phải thức ăn nào cũng nên hâm nóng

Hải sản: Một thực phẩm tiếp theo không nên hâm nóng đó là hải sản.  Các loại hải sản có vỏ cứng như ốc, tôm, cua, hến, sò,…nếu hâm nóng sẽ có mùi như mùi cao su. Khi nấu đi nấu lại nhiều lần, các dưỡng chất trong hải sản cũng sẽ bị mất đi và hương vị thơm ngon sẽ không còn nữa. 

Khoai tây: Khoai tây cũng không nên hâm nóng lại, bởi hương vị của khoai tây sẽ bị mất đi, thậm chí có thể gây ngộ độc. Vì vậy, đối với các món chế biến từ khoai tây, bạn nên ăn hết, không nên để thừa lại hâm nóng ăn cho bữa kế tiếp.

Thức ăn đựng trong túi: Những loại thức ăn đựng trong các loại túi kể cả giấy báo cũng không nên cho vào lò nướng, lò vi sóng để làm nóng. Bởi các loại túi đựng ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra khí độc và các chất phụ gia có sẵn trong túi sẽ nhiễm vào thức ăn. Ngoài ra, ở nhiệt độ cao các túi đựng thức ăn có thể bị cháy. Vì vậy, để đảm bảo dưỡng chất và hương vị thơm ngon của thức ăn, bạn tuyệt đối không làm nóng những thức ăn đựng trong túi, tốt nhất bạn nên gỡ túi ra trước khi hâm nóng. 

Hâm nóng thức ăn giúp bạn các món ăn thơm ngon và hấp dẫn hơn, tránh để lãng phí thức ăn. Nhưng bạn nên nắm bắt được phương pháp hâm nóng và các thực phẩm nào nên hâm nóng để có được một món ăn bổ dưỡng nhất.

 

Tin tức liên quan