Việc vệ sinh tủ lạnh thường xuyên sẽ đảm bảo chất lượng hoạt động của thiết bị. Khi chúng ta vệ sinh tủ đúng cách sẽ ngăn chặn được tình trạng tủ có mùi khó chịu, thực phẩm được bảo quản tốt hơn và giúp kéo dài tuổi thọ cho tủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến điều này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để được hướng dẫn vệ sinh tủ lạnh tại nhà đúng cách, đơn giản, hiệu quả.
Vệ sinh tủ lạnh tại nhàlà quá trình gồm nhiều bước khác nhau và cần được thực hiện lần lượt theo từng bước. Hãy cố gắng thực hiện đầy đủ tất cả các bước để tủ lạnh nhà bạn sạch sẽ và thơm mát nhất.
Hướng dẫn cách vệ sinh tủ lạnh tại nhà đơn giản
Bước 1: Tháo phích cắm tủ lạnh
Đây là bước đầu tiên trước khi vệ sinh tủ lạnh. Bạn hãy tháo phích cắm tủ lạnh để ngắt nguồn điện tránh làm thất thoát điện khi vệ sinh. Sử dụng chổi quét nhà hoặc cây phất trần luồn xuống phía dưới đáy và mặt sau của tủ để quét sạch rác, bụi bẩn. Để cho sạch sẽ, bạn nên dùng cây lau nhà lau lại lần nữa cho chắc chắn.
Ngoài ra, bạn đừng quên đổ ngăn nước phía sau tủ lạnh. Đối với các tủ lạnh truyền thống, để tránh việc tạo hơi nước bên trong và giúp làm mát các thiết bị điện tử của tủ, người ta sẽ thiết kế một ngăn đựng nước phía sau tủ. Mỗi khi vệ sinh bạn nên chú ý để đổ ngăn nước này đi tránh để lâu nước đọng lại quá nhiều.
Bước 2: Lấy toàn bộ thức ăn trong tủ ra ngoài
Sau khi tháo phích cắm tủ lạnh, bạn hãy dọn dẹp và lấy toàn bộ thực phẩm ở tủ lạnh ra ngoài. Đây là một bước đệm rất quan trọng. Vì chỉ khi tủ lạnh đã được dọn sạch thì những quá trình vệ sinh sau đó mới có thể thực hiện dễ dàng được.
Đối với thức ăn thừa vẫn còn dùng bạn nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Thức ăn thừa nếu đã bỏ vào tủ lạnh mà lại cho ra môi trường bên ngoài thì sẽ là nguyên nhân cho vi khuẩn phát triển và dễ bị hư hỏng.
Đối với thức ăn chưa sử dụng như rau củ, bạn hãy tách và phân chúng thành từng loại riêng biệt. Nếu có thực phẩm hư hỏng hoặc đã quá hạn thì nên mạnh tay vứt bỏ. Nhiều bà nội trợ có tính tiết kiệm hay giữ lại những đồ đã quá hạn sử dụng và bảo quản trong tủ lạnh. Điều này không chỉ khiến các thực phẩm khác trong tủ lạnh bị ảnh hưởng mà sức khoẻ của gia đình cũng không được đảm bảo.
Đối với thực phẩm đông lạnh bạn nên bỏ riêng ra một chỗ và tốt nhất nên bảo quản trong thùng xốp có đá. Nếu để ở môi trường bình thường quá lâu sẽ dẫn đến việc chúng bị rã đông khiến hương vị của thực phẩm bị ảnh hưởng.
Bước 3: Tháo rời các ngăn tủ và rửa sạch
Sau khi đã lấy toàn bộ thực phẩm ra ngoài, chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu vệ sinh các bộ phận ở bên trong của tủ lạnh. Hãy tháo rời từng ngăn tủ một. Nên tháo từ từ từng ngăn từng ngăn tủ. Có thể tháo theo trình từ từ trên xuống dưới từ trái sang phải hoặc ngược lai. Việc này sẽ giúp bạn nhớ được vị trí của các ngăn tủ để khi lắp chúng vào không bị nhầm lẫn.
Các ngăn tủ sau khi tháo ra hãy ngâm trong nước ấm pha dầu rửa bát. Sau một thời gian sử dụng, việc các ngăn tủ bị bám các vết bẩn là điều không tránh khỏi. Có những vết bẩn chỉ bám dính rất nhẹ nhưng cũng có nhiều vết bẩn từ thực phẩm tươi sống như thịt, cá bám dính rất chắc và khó đi. Việc ngâm các ngăn tủ trong nước ấm pha dầu rửa bát sẽ giúp quá trình làm sạch chúng dễ dàng hơn.
Ngâm các ngăn tủ trong nước tầm vài phút rồi dùng khăn mềm rửa thật sạch. Bạn hãy chú ý đến các kẻ của từng ngăn vì đây là vị trí bám bẩn nhiều nhất và thường khó vệ sinh nhất. Chỉ nên dùng nước ấm để vệ sinh các ngăn tủ. Tuyệt đối không được dùng nước nóng tránh làm nứt hoặc vỡ các kệ.
Các ngăn sau khi được làm sạch hãy úp chúng dưới bóng mát. Không nên phơi các ngăn tủ dưới ánh nắng nóng trực tiếp. Vì đây là nguyên dân khiến các ngăn tủ nhanh hỏng và dễ bị nứt, giòn vỡ.
Bước 4: Làm sạch các bộ phận bên trong tủ
Đây là bước quan trọng nhất trong cả quá trình vệ sinh tủ lạnh tại nhà.Thông thường bước này sẽ mất thời gian và công sức nhất. Để vệ sinh được hết tất cả các bộ phận bên trong tủ hãy dùng một chiếc khăn khô có khả năng thấm hút nước tốt. Tránh sử dụng loại khăn ẩm vì sẽ khiến các vết bẩn lan rộng lại có khả năng làm hỏng một số bộ phận của tủ.
Nếu muốn vệ sinh bên trong tủ lạnh một cách sạch sẽ bạn nên sử dụng thêm giấm. Hãy dùng giấm pha loãng với nước theo tỷ lệ 1 phần giấm 3 phần nước. Đây là một mẹo rất hay được các bà nội trợ nghĩ ra trong quá trình vệ sinh tủ lạnh. Trong giấm có nồng độ acid khá cao, không chỉ có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn, nấm mốc mà còn loại bỏ mùi khó chịu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên sử dụng giấm ở nồng độ quá cao vì sẽ có nguy cơ gây ăn mòn các bộ phận của tủ.
Bạn hãy dùng khăn lau sạch khắp các bề mặt bên trong tủ lạnh. Nên lau từ trên xuống để tránh làm bẩn những vị trí đã lau. Chú ý lau thật sạch các viền cao su dọc theo cánh cửa. Trên thực tế, đây là bộ phận hay bị bỏ quên nhất. Mọi người chỉ chú ý vệ sinh các bộ phận bên trong mà không để ý đến bộ phận rất quan trọng này.
Với những rãnh nhỏ ở bên trong tủ, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng có lông mềm để vệ sinh. Nếu sử dụng khăn khô cho những rảnh này thì không thể sạch được. Dùng bàn chải đánh răng đã thấm dung dịch nước giấm pha loãng chà nhẹ lên các rảnh để lấy đi vết bẩn. Với cách làm này chắc chắn tủ lạnh sẽ được vệ sinh sạch 100%.
Bước 5: Vệ sinh bên trong tủ một lần nữa
Sau khi đã lau qua 1 vòng tất cả các vị trí bên trong tủ lạnh, bạn hãy dùng bình xịt để làm sạch tủ một lần nữa. Bạn có thể sử dụng giấm trắng hoặc nước baking soda pha loãng. Dùng bình xịt khắp 1 vòng quanh tủ kể cả các cửa tủ lạnh.
Sau đó, dùng miếng bọt biển hoặc giẻ khô lau khắp bề mặt tủ để tránh bị tồn đọng hơi nước. Chú ý lau các kệ hoặc rãnh nhỏ cho thật khô, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn nhân lên. Với các viền cao su của cánh cửa tủ hãy đảm bảo rằng chúng thật sạch sẽ và khô thoáng. Sau khi hoàn tất quá trình, hãy lau sạch lại lần nữa với nước sạch.
Bước 6: Vệ sinh bên ngoài tủ lạnh
Hãy dùng chiếc khăn sạch khi nãy thấm vào các dung dịch tẩy rửa khác nhau để lau và làm sạch bề mặt bên ngoài tủ lạnh. Mặc dù, bề mặt bên ngoài tủ lạnh không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bảo quản thực phẩm nhưng nó lại là vị trí mà mọi người thường chú ý nhất. Bởi lẽ, khi mọi người nhìn vào tủ lạnh sẽ đánh giá độ sạch sẽ và vẻ đẹp của tủ lạnh thông qua bề ngoài của tủ.
Tuỳ thuộc vào chất liệu bề mặt tủ lạnh mà bạn có những cách vệ sinh và chọn loại nước tẩy khác nhau. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tủ lạnh với thiết kế và chất liệu đa dạng.
Đối với vỏ tủ lạnh bằng thép không gỉ. Với chất liệu này bạn có thể sử dụng giấm hoặc nước rửa chén pha loãng. Tuy nhiên, nếu dùng giấm thì độ sạch sẽ cao hơn. Dùng khăn ẩm thấm thêm một chút giấm pha loãng rồi lau từng vị trí bên ngoài của tủ.
Đối với vỏ tủ lạnh bằng kính hoặc tráng men. Đây là chất liệu mới được sử dụng gần đây khi sản xuất vỏ tủ lạnh. Chất liệu này sẽ giúp tủ lạnh trông cao cấp và sang trọng hơn. Tuy vậy, khi vệ sinh bên ngoài tủ lạnh
Quá trình vệ sinh tủ lạnh