Tủ mát bị đóng tuyết, bạn đã gặp phải tình trạng này hay chưa? Nguyên nhân là gì? Ảnh hưởng như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Những câu hỏi này có lẽ là vấn đề khó khăn cho rất nhiều người đang sử dụng tủ mát hiện nay. Và cũng như nhiều hiện tượng khác, đây tủ bị đóng tuyết chỉ là một sự cố trong quá trình sử dụng tủ làm mát.
Tủ mát bị đóng tuyết là thế nào?
Tủ mát bị đóng tuyết là gì?
Đóng tuyết là tình trạng tủ mát xuất hiện tuyết trắng bám trên thành tủ và bám trực tiếp trên thực phẩm bảo quản trong tủ.
Ban đầu tình trạng đóng tuyết còn ít nên bạn có thể không để ý hoặc nghĩ không cần thiết phải xử lý và khắc phục, nhưng nếu càng để lâu tuyết sẽ đóng ngày càng dày. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động và hiệu suất của tủ mát trong quá trình sử dụng.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỦ LẠNH, TỦ MÁT MỚI
Nguyên nhân tủ mát đóng tuyết
Nhiệt độ cài đặt quá thấp
Một trong những nguyên nhân hay gặp nhất khi tủ bị đóng tuyết là do nhiệt độ được cài đặt quá thấp so với khối lượng, số lượng và kích thước của các thực phẩm cần bảo quản. Việc cài đặt nhiệt độ quá thấp so với quy định sẽ khiến chức năng làm mát và bảo quản thực phẩm của tủ không còn đảm bảo, mặc dù bạn vẫn cảm thấy có hơi mát từ tủ bay ra khi mở cửa tủ. Hiện tượng tủ mát đóng tuyết chỉ là một dấu hiệu cho thấy cách sử dụng của bạn chưa đúng.
Sắp xếp thực phẩm không hợp lý
Việc bạn sắp xếp các thực phẩm bảo quản trong tủ mát không hợp lý, không đảm bảo độ thông thoáng cũng là nguyên nhân làm tủ đóng tuyết. Khi thực phẩm sắp xếp không hợp lý, quá trình lưu thông của khí lạnh trong tủ mát sẽ bị cản trở, đặc biệt là khu vực ở gần dàn lạnh. Các thực phẩm được sắp đặt ở gần vị trí dàn lạnh thường sẽ bị đóng tuyết, các thực phẩm ở khu vực xa hơn sẽ dễ bị hư hỏng do không đủ lạnh.
Bộ cảm biến nhiệt bị hỏng
Với thiết kế của hầu hết các dòng tủ làm mát hiện nay đều có bộ cảm biến nhiệt độ, bộ phận này sẽ đảm nhận nhiệm vụ điều chỉnh và duy trì mức nhiệt cần thiết cho tủ. Khi nhiệt độ không đáp ứng đủ yêu cầu, bộ cảm biến sẽ điều chỉnh dòng điện để Block chạy cung cấp độ lạnh cho tủ. Ngược lại, khi nhiệt độ đã lạnh, bộ cảm biến sẽ cảm nhận và Block lúc này sẽ ngưng hoạt động để tủ không bị lạnh thêm. Quy trình này được lặp đi lặp lại, nhưng nếu bộ cảm biến nhiệt bị hỏng, Block sẽ chạy liên tục, điều này sẽ khiến tủ bị đóng tuyết.
Các nguyên nhân khác:
Tủ bị cháy cuộn dây mô tơ
Cầu chì nhiệt bị đứt
Điện trở gia nhiệt bị đứt
Rơ-le xả đá không đóng tiếp điểm xả đá
Sò lạnh không thông mạch
Kẹt bánh răng gặp vấn đề
Cửa gió vào dàn lạnh bị kẹt
Rơ-le cảm biến nhiệt bị hỏng,….
Tủ mát đóng tuyết gây hậu quả gì?
Tiêu tốn điện năng
Một trong những trường hợp khiến tủ mát tiêu thụ nhiều điện năng hơn chính là việc tủ mát bị đóng tuyết. Bởi lớp tuyết đóng lại đã chặn đường ống nên hơi lạnh trong tủ không thoát được ra bên ngoài, điều này khiến phải làm việc liên tục với công suất lớn. Đó chính là lý do khiến hóa đơn tiền điện tăng lên mỗi tháng.
Làm giảm khả năng làm lạnh
Tủ làm mát bị đóng tuyết quá lâu và không được khắc phục sẽ khiến cho công suất hoạt động của tủ giảm sút, vì tủ luôn phải hoạt động với công suất lớn. Điều này sẽ làm khả năng làm lạnh của tủ giảm dần, tủ không còn thực hiện tốt các chức năng, đặc biệt là khả năng làm lạnh như lúc ban đầu.
Độ bền và tuổi thọ của tủ giảm
Độ bền và tuổi thọ của tủ sẽ giảm khi hiện tượng đóng tuyết kéo dài và tủ phải hoạt động hết công suất trong thời gian dài. Bạn sẽ tốn kém chi phí trong việc thay mới hoặc sửa chữa tủ để đáp ứng các yêu cầu trong quá trình sử dụng.
Nên xả tuyết định kỳ cho tủ lạnh, tủ mát
Cách khắc phục tủ làm mát bị đóng tuyết
Thông thường, nếu bạn thiết lập nhiệt độ tủ vừa phải, thích hợp thì tủ sẽ không có tuyết hoặc có nhưng rất ít. Nếu bỗng dưng tủ mát của bạn lại đóng tuyết nhiều và dày thì đó chúng ta cần kiểm tra tìm ra nguyên nhân để xử lý sớm, tránh trường hợp làm giảm hiệu quả hoạt động, lãng phí điện năng, phát sinh thêm chi phí sửa chữa nếu để quá lâu.
Các bước khắc phục tình trạng đóng tuyết:
Kiểm tra nhiệt độ của tủ:
Việc đầu tiên khi phát hiện tủ mát bị đóng tuyết là bạn cần kiểm tra lại nhiệt độ của tủ. Xem xét liệu có phải nhiệt độ đang được thiết lập ở mức quá thấp hay không sau đó chỉnh lại nhiệt độ phù hợp. Nếu đã kiểm tra nhiệt độ mà không phát hiện bất thường thì hãy ngắt điện tủ và tiến hành xả tuyết cho tủ mát.
Ngắt nguồn điện
Khi nhiệt độ của tủ đã được điều chỉnh hợp lý, nhưng hiện tượng đóng tuyết vẫn không được giải quyết. Bước tiếp theo bạn cần làm là tắt hết nguồn điện cung cấp cho tủ làm mát để đảm bảo an toàn khi tiến hành các bước xả tuyết, kiểm tra chuyên sâu hoặc sửa chữa tủ, đồng thời tránh lãng phí điện năng không cần thiết.
Lấy thực phẩm trong tủ ra ngoài
Để xả tuyết, bạn hãy đem tất cả thực phẩm hiện có trong tủ ra ngoài để đảm bảo vệ sinh và đem bảo quản bằng túi giữ nhiệt hoặc đặt ở nơi mát nhất trong nhà.
Xả tuyết
Tiếp theo, bạn hãy mở tất cả cửa tủ, đem ngăn kệ ra ngoài và đặt 1 ca nước nóng trong tủ. Hơi nước bốc lên sẽ giúp tuyết tan nhanh chóng. Khi tuyết tan sẽ làm xuất hiện rất nhiều nước, bạn nên chuẩn bị dụng cụ để hứng và lau lượng nước này. Sau khi tuyết đã tan hết, hãy dọn dẹp, vệ sinh cũng như lau sạch vết nước đọng rồi lắp lại các ngăn kệ như ban đầu. Bạn có thể để cửa mở và dùng quạt gió để lòng tủ khô ráo thật nhanh. Ngoài ra, bạn có thể cho 1 ít vỏ cam hoặc bã cà phê vào tủ để khử mùi thực phẩm.
Lắp lại các khay, kệ và kết nối nguồn điện
Lắp xong ngăn kệ, bạn hãy kết nối lại nguồn điện, chờ cho tủ lạnh đều rồi mang thức ăn trở lại tủ để bảo quản. Nhằm tránh việc bị đóng tuyết nhiều và bám chặt vào tủ, bạn có thể thoa 1 lớp mỏng dầu ăn lên thành tủ cũng sẽ giúp giảm bớt hiện tượng này.
Vệ sinh tủ sạch sẽ
Lựa chọn tủ mát có công nghệ không đóng tuyết
Để giải quyết dứt điểm tình trạng đóng tuyết của tủ mát, bạn có thể xem xét đến phương án thay thế một chiếc tủ mát có tích hợp công nghệ không đóng tuyết. Với những mẫu tủ mát cũ hoặc được sử dụng lâu năm thường không có chức năng tự động xả tuyết khi có tuyết đóng hoặc lắng đọng. Vì vậy, hiện tượng đóng tuyết xảy ra cũng không có gì lạ, để đảm bảo hoạt động của tủ, bạn cần phải kiểm tra và thực hiện việc xả tuyết định kỳ.
Riêng với các mẫu tủ làm mát mới hiện nay đều có tích hợp công nghệ không đóng tuyết. Sản phẩm sẽ được cấu tạo gồm 3 bộ phận: bộ đếm thời gian, cuộn dây nhiệt, bộ cảm biến nhiệt. Sau 6 tiếng hoạt động, bộ đếm thời gian sẽ tự canh khoảng thời gian này để kích hoạt cuộn dây nhiệt hoạt động. Cuộn dây nhiệt sẽ được thiết kế cuốn quanh các dây làm lạnh. Nhiệt của cuộn dây sẽ làm chảy lớp tuyết đóng hay bám ở các cuộn dây làm lạnh. Khi lớp tuyết đóng lại đã được làm tan chảy hết, bộ cảm biến sẽ nhận biết và giảm dần nhiệt độ xuống mức 0 độ C, dây nhiệt sẽ tắt chế độ làm nóng, dây lạnh sẽ tiếp tục cung cấp hơi lạnh cho tủ.
Ngoài ra, các dòng tủ mát thế hiện mới còn thiết kế thêm hệ thống quạt, giúp luồng khí lạnh lưu thông trong tủ đều hơn, ngăn chặn tình trạng bám mùi hơn, giúp thực phẩm bảo quản lâu hơn và tránh tình trạng hư hỏng.
Việc sử dụng một chiếc tủ làm mát có công nghệ không đóng tuyết điều đầu tiên bạn nhìn thấy được là thực phẩm được bảo quản tốt hơn, tươi ngon hơn và hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng. Ngoài ra, khi sử dụng mẫu tủ này bạn có thể tận dụng tối đa không gian bảo quản thực phẩm của tủ. Đặc biệt, bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc tốn kém điện năng khi sử dụng hoặc mất thời gian trong việc vệ sinh, xả tuyết. Cũng nhờ vậy mà bạn sẽ cảm thấy việc sử dụng tủ làm mát tiện ích và dễ dàng hơn rất nhiều.
Tủ bị đóng tuyết thường tiêu thụ rất nhiều điện năng. Do đó, khi phát hiện xảy ra trường hợp này, chúng ta cần tiến hành xả tuyết ngay khi có thể nhằm giảm thiểu tối đa lượng hao tốn điện năng của tủ. Tuy nhiên, nếu trường hợp tủ mát bị đóng tuyết xảy ra thường xuyên hoặc liên tục, có thể 1 bộ phận kỹ thuật của tủ đã bị hư hỏng nặng. Trong trường hợp này, chúng ta không thể tự khắc phục mà cần nhờ đến thợ sửa chữa có chuyên môn. Chỉ có họ mới có thể tìm ra những nguyên nhân mang tính chuyên ngành đồng thời áp dụng cách giải quyết thích hợp cho tủ mát của bạn.
Ngoài ra, trong trường hợp bạn không thể tự kiểm tra và xử lý tình trạng đóng tuyết của tủ mát, thì bạn có thể nhờ đến bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ. Tuy cách làm này có tốn kém chi phí, nhưng sẽ tạo được sự an toàn và yên tâm hơn cho bạn, tránh tình trạng bạn phát hiện nguyên nhân và khắc phục không đúng cách gây ảnh hưởng đến hoạt động của tủ sau này, thậm chí có thể khiến bạn mất một khoản chi phí nhiều hơn.
Trong quá trình sử dụng, tủ mát có thể phát sinh các sự cố, có những sự cố bạn có thể tự khắc phục được, song có những sự cố liên quan đến kiến thức chuyên môn, bạn không thể khắc phục được. Vì vậy, để khai thác tối đa công năng và đảm bảo được độ bền của tủ, bạn nên dành thời gian tìm hiểu thêm các kiến thức về cách sử dụng tủ làm mát hiệu quả, tương tự như tìm hiểu hiện tượng tủ mát bị đóng tuyết.
Mong rằng, với những thông tin chia sẻ ở trên, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích trong việc sử dụng tủ để làm mát.
Có thể bạn quan tâm