Máy lạnh chảy nước, máy lạnh kêu to hay máy lạnh làm lạnh yếu vốn không phải là các lỗi hiếm gặp. Tuy nhiên, việc máy lạnh bật mãi mà không lạnh lại khiến cho bạn bực mình hơn cả, nhất là vào những ngày hè cực kỳ nóng bức. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục triệt để ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.
1.Nguyên nhân khiến máy điều hòa làm lạnh yếu
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho máy lạnh làm lạnh yếu. Đó có thể liên quan đến vấn đề vệ sinh máy, ga, tụ hoặc máy nén. Nhưng cũng có do máy bị lắp sai vị trí, chọn máy không phù hợp công suất với diện tích phòng hoặc thậm chí do bật điều hòa mà không đóng kín cửa.
-Công suất không phù hợp diện tích phòng:
Nếu phòng quá rộng mà lại chọn điều hòa công suất nhỏ thì đương nhiên việc làm lạnh sẽ mất nhiều thời gian hơn.
-Các cửa mở khi bật điều hòa: Đây là lỗi thường gặp nhất khiến cho máy lạnh bật lên mà mãi không lạnh.
-Máy lạnh bị bẩn: Máy lạnh bị bụi bẩn bám vào màng lọc lâu ngày khiến cho khí lạnh khó thoát ra được, khiến cho việc làm lạnh kém đi.
-Thiếu gas, hết gas: Đây cũng là lỗi thường gặp nhất là với máy lạnh đã dùng lâu năm. Thông thường nếu lắp đặt ống dẫn tốt, không bị rò rỉ thì sẽ rất lâu thậm chí vài năm cũng chưa phải thay gas. Ngược lại do tác động của môi trường khiến chất lượng đường ống kém gây rò gas, xì gas thì sẽ rất nhanh bị yếu gas, hết gas.
– Máy bị hỏng tụ: Việc máy chạy quá tải nhất là vào mùa hè đồng thời bạn bật nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ bên ngoài khiến cho block phải hoạt động lâu mà không thể tự ngắt dẫn đến hỏng tụ. Lúc này ở dàn nóng chỉ mỗi quạt gió hoạt động nên hiệu quả làm lạnh là không thể đạt được.
– Máy nén không chạy: Máy nén ( block) ở dàn nóng lâu ngày bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài, khiến cho khả năng trao đổi nhiệt kém, quá tải nên có nguy cơ bị hư hỏng. Ngoài ra nguồn điện không ổn định cũng có thể gây cháy block.
Xem thêm: 5 điều bạn cần lưu ý khi vệ sinh máy lạnh
2.Máy lạnh làm lạnh yếu phải làm sao?
Từ những nguyên nhân trên bạn có thể hiểu và tìm cách khắc phục để máy làm lạnh tốt hơn. Bạn có thể tự khắc phục, sửa chữa nếu có chuyên môn. Nếu không nên nhờ đến dịch vụ có uy tín, giá tốt.
-Kiểm tra việc đóng cửa trước khi bật điều hòa. Xem lại việc chọn chế độ làm mát đã đúng chưa.
-Nhớ xem lại máy có được bảo dưỡng định kỳ không. Nếu không, hãy gọi dịch vụ bảo dưỡng nếu máy đã hết hạn bảo hành của hãng. Thợ chuyên môn sẽ tiến hành kiểm tra, vệ sinh máy lạnh, bổ sung gas nếu thiếu gas, sửa hoặc thay thế tụ, thiết bị khác.
3. Làm cách nào để hạn chế tình trạng máy lạnh không lạnh hoặc làm lạnh yếu
-Nên tìm hiểu hoặc hỏi ý kiến chuyên môn để chọn mua điều hòa phù hợp công suất. Ví dụ, nếu phòng dưới 15m2 chọn loại điều hòa 1Hp; với 20-30m2 nên chọn loại 1,5Hp,… Nếu phòng nhiều người thì có thể chọn công suất cao hơn so với mức chung.
-Nên chọn mua điều hòa chất lượng tốt, chính hãng có chế độ bảo hành, bảo trì tốt. Máy chính hãng luôn có chất lượng tốt hơn và ngay cả có vấn đề phát sinh sẽ tiện liên hệ và xử lý.
-Định kỳ bảo dưỡng máy lạnh là điều vô cùng cần thiết. Với hộ gia đình nên 4-5 tháng kiểm tra một lần. Trường hợp dùng nhiều hoặc môi trường bụi bẩn thì nên vệ sinh máy thường xuyên hơn. Việc kiểm tra cũng đồng thời xác định xem gì bất thường khác với máy lạnh không. Như vậy sẽ tránh được tình trạng máy lạnh làm lạnh yếu và các vấn đề khác.