Tiết kiệm điện là vấn đề mà mọi người tiêu dùng đều quan tâm thực hiện. Trong sinh hoạt, đôi khi 1 số việc chúng ta làm nhằm tiết kiệm điện lại hóa ra tiêu tốn điện năng. Sau đây là 1 số trường hợp như vậy:
Đọc thêm:
Cách tiết kiệm điện cho mùa hè
Sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện
1. Ngắt Điện Tủ Lạnh/ Tủ Mát Khi Không Sử Dụng
Dù không có nhu cầu sử dụng, bạn cũng không nên ngắt điện tủ lạnh, tủ mát trong 1 thời gian dài. Việc ngắt điện sẽ làm giàn lạnh trong tủ nhanh hỏng đồng thời cũng gây tiêu tốn điện năng hơn khi cho máy hoạt động lại. Do đó, dù không sử dụng, bạn cũng hãy để tủ duy trì hoạt động, tủ sẽ tự ngắt điện khi đạt đến độ lạnh cần thiết nên bạn không cần quá lo về vấn đề hao tốn điện.
2. Tắt Điện Mỗi Khi Ra Khỏi Phòng
Chỉ nên tắt điện khi bạn định ra ngoài lâu. Nếu thời gian ra ngoài chỉ khoảng 15p’, bạn không nên tắt điện, đèn trong phòng vì sau đó bạn vẫn cần bật lên. Việc bật tắt gần nhau như vậy sẽ làm tốn điện hơn bạn nghĩ.
Không nên bật tắt điện liên tục
3. Để Các Thiết Bị Ở Chế Độ Chờ (Standby)
Nhiều bạn có thói quen để Laptop, máy tính hay Tivi ở chế độ chờ chứ không tắt hẳn. Mặc dù khi ở chế độ này máy không còn hoạt động nhưng vẫn tiêu tốn 1 lượng điện năng nhất định. Do đó, nếu không còn nhu cầu sử dụng, bạn hãy tắt luôn các thiết bị này, không nên để ở chế độ chờ.
>>> CÁCH TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO QUẠT HƠI NƯỚC
Chế độ standby gây hao tốn điện năng
4. Để Quá Nhiều Thức Ăn Trong Tủ Lạnh
Để quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh hay tủ mát sẽ buộc thiết bị này làm việc với công suất lớn để làm lạnh toàn bộ thức ăn trong tủ. Việc này làm tủ tiêu tốn năng lượng hơn bình thường. Do đó, bạn không nên dự trữ cùng lúc quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh/tủ mát.
Quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh sẽ rất hao điện
5. Mua những thiết bị điện kém chất lượng
Không nên vì ham rẻ hoặc muốn tiết kiệm chi phí mà mua những thiết bị điện kém chất lượng. Việc sử dụng những thiết bị này không những tiêu tốn nhiều điện năng do nguy cơ rò điện của các thiết bị này là rất cao , mà bạn còn phải tốn kém thêm chi phí để thay thế thiết bị mới. Vì vậy để tiết kiệm điện năng, bạn nên mua những thiết bị điện có rõ nguồn gốc và xuất xứ, có chứng nhận an toàn.
6. Luôn cắm sạc máy tính
Rất nhiều người có thói quen sử dụng máy tính, laptop luôn cắm sạc, ngay cả khi không sử dụng đến. Song thói quen này lại khiến hóa đơn tiền điện của gia đình bạn tăng lên một cách đáng kể, bởi máy tính hay laptop khi cắm sạc liên tục sẽ tiêu hao một lượng điện rất lớn. Tính trung bình, thời gian chờ của laptop có thể tiêu tốn đến 96W điện mỗi ngày. Vì vậy, để tiết kiệm điện, bạn chỉ nên cắm sạc khi máy hết pin.
7. Không tắt nguồn điều hòa
Không tắt nguồn điều hòa khi không sử dụng
Mọi người thường sử dụng điều khiển để tắt điều hòa khi không sử dụng đến, nhưng nếu như chỉ tắt bằng điều khiển mà không tắt nguồn thì điều hòa vẫn sẽ tiêu tốn khá nhiều điện năng. Khi tắt máy bằng điều khiển, máy vẫn duy trì trạng thái chờ, như vậy máy vẫn sử dụng nguồn điện, tính ra lượng điện sử dụng tương đương với một bóng đèn thắp sáng. Chính vì vậy, để giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng, bạn nên tắt nguồn điện của điều hòa khi không sử dụng. Điều này cũng sẽ đảm bảo được độ bền và tuổi thọ cho máy.
8. Tăng giảm nhiệt độ điều hòa liên tục
Nhiều người cho rằng việc tăng giảm nhiệt độ hoặc tắt bật điều hòa liên tục sẽ tiết kiệm điện năng khi sử dụng. Nhưng thực tế, việc điều chỉnh này chỉ làm cho quá trình hoạt động thông thường của điều hòa bị xáo trộn. Ngoài ra, việc điều hòa phải khởi động liên tục nhiều lần cũng sẽ gây tốn kém điện năng hơn, chưa kể các thao tác này còn khiến điều hòa dễ phát sinh các lỗi hư hỏng.
Bạn nên biết rằng, bộ cảm biến của điều hòa đảm nhận nhiệm vụ duy trì mức nhiệt ổn định, vì vậy bạn không cần phải thực hiện các thao tác bằng tay để điều chỉnh nhiệt độ liên tục.
9. Sử dụng sai chế độ làm lạnh
Máy lạnh thường được tích hợp rất nhiều chế độ khác nhau: Auto (tự động), Dry (làm khô), Cool (làm mát), Fan (quạt),… Nếu bạn không biết chức năng của từng chế độ và sử dụng đúng mục đích, thì đây sẽ là nguyên nhân gây hao tốn điện năng. Với chế độ Cool, bạn sử dụng khi cần làm lạnh nhanh và duy trì nhiệt độ ổn định cho phòng. Còn chế độ Fan, chỉ mình quạt của máy lạnh hoạt động. Chế độ Dry sử dụng khi không khí trong phòng có độ ẩm cao. Vì vậy, để tiết kiệm điện năng khi sử dụng các chức năng của máy lạnh, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về từng chức năng và mục đích sử dụng.
Đó là những sai lầm gây tốn nhiều điện năng tiêu biểu mà nhiều người đang mắc phải, còn không ít những thói quen sai lầm khác vẫn được mọi người duy trì và thực hiện mà không hề biết rằng những thói quen đó là hao tổn điện năng. Vì vậy, để tiết kiệm tiền điện mỗi tháng, bạn nên dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về cách sử dụng các thiết bị điện.
Đọc tiếp: VÌ SAO NÊN DÙNG MÁY LẠNH ÂM TRẦN?