Trong lúc chế biến thực phẩm, một số thói quen sai lầm hay sơ xuất nhỏ cũng có thể khiến món ăn của bạn mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, chúng ta cần nắm rõ 1 số đặc tính của các loại thực phẩm cũng như những lưu ý để có cách chế biến thực phẩm đúng đắn, giữ nguyên hương vị và dinh dưỡng.
– Rau củ:
Khi rau củ mềm, cơ thể sẽ hấp thu được dinh dưỡng từ chúng tốt hơn. Tuy nhiên, không nên tiết kiệm thời gian nấu bằng cách chế biến rau củ ở nhiệt độ cao vì như vậy các vitamin trong loại thực phẩm này sẽ biến mất.
Không nên nấu rau củ ở nhiệt độ quá cao
– Khoai tây:
Là 1 loại củ dinh dưỡng rất được trẻ em và cả người lớn ưa thích, khoai tây có thể dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn. Nếu nấu khoai tây, bạn không nên xắt nhỏ chúng ra vì việc xắt nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc của khoai với nước. Các chất dinh dưỡng và vitamin sẽ theo đó mà tiêu hủy trong khi nấu. Tốt nhất bạn nên để nguyên củ hoặc xắt miếng to khi chế biến nguyên liệu này.
> > > Xem thêm tu dong, tu mat.
– Trái cây:
Khi mua trái cây ở siêu thị như kiwi, táo, lê, quả đười ươi bay hay các loại quả khác bạn nên mua nguyên quả, hạn chế mua các loại đóng hộp đã gọt sẵn. Do dinh dưỡng trong trái cây sẽ mất đi dần khi tiếp xúc với không khí nên bạn chỉ nên ăn ngay khi vừa gọt xong để đảm bảo dinh dưỡng nguyên vẹn trong các loại quả này.
– Nướng thịt:
Khi nướng, lượng mỡ thừa trong thịt sẽ bị đốt cháy. Như vậy, món thịt nướng sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn, tránh các nguy cơ bệnh về tim mạch.
Thịt đem nướng sẽ giảm được lượng lớn chất béo
– Súp và canh hầm:
Nếu bạn có súp hoặc canh hầm còn thừa lại sau bữa ăn, hãy để chúng vào tủ lạnh. Nhiệt độ thấp trong tủ sẽ làm đông lạnh chất béo và mở thành 1 lớp trên bề mặt. Khi dùng lại, bạn chỉ cần bỏ đi lớp này, món canh sẽ được loại bỏ chất béo mà vẫn giữ được dinh dưỡng cần thiết.
Hãy bảo quản canh trong tủ lạnh nếu còn thừa sau bữa ăn