Tủ đông và tủ lạnh là thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn nhất trong số tất cả các thiết bị của bạn. Đó là số liệu được so sánh và tính toán thông qua việc sử dụng thực tế. Do đó, hai loại tủ này cũng ngấu nghiến không ít tiền điện hàng năm. Thậm chí tệ hơn là chúng ta cũng góp phần trong việc để hai tủ này chứa đựng các thực phẩm hỏng và lãng quên chúng nơi nào đó trong tủ. Nói một cách đơn giản, tủ lạnh và tủ đông ngay từ ban đầu đã đắt đỏ, đôi khi còn có thể làm hỏng thức ăn khi để trong tủ lâu ngày. Vậy, nếu muốn tiết kiệm hơn, bạn nên làm gì? Dưới đây là một vài kỹ thuật để khắc phục và giảm các chi phí từ những việc nhỏ nhất.
1. Làm sạch dây điện thường xuyên
Các cuộn dây ở phía dưới và phía sau tủ lạnh cũng như tủ đông có xu hướng tích tụ bụi theo thời gian. Khi bụi tích tụ, tủ sẽ chạy không tốt như trước. Thiết bị sẽ ngưng hoạt động thường xuyên hơn, thúc đẩy máy nén khí chạy nhiều hơn, làm thiết bị trở nên hao mòn và tiêu tốn nhiều năng lượng. Vì vậy, hãy tự bảo trì tủ nhà mình một chút bằng cách rút điện tủ ra, lau bụi ở cuộn phía sau và bên dưới. Sử dụng máy hút bụi với công suất thấp để đảm bảo không có bụi bay lơ lửng và chui vào linh kiện của tủ, trên mặt sàn hay bề mặt khác. Điều này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế.
2. Lấp đầy khoảng trống tủ bằng nước đá
Cho dù là tủ đông đơn thuần hay tủ đông tích hợp chung với tủ lạnh, chúng đều hoạt động hiệu quả nhất khi thực sự đầy, vì các mặt hàng lạnh sẽ giúp cho tủ duy trì ở nhiệt độ thấp. Nhưng làm thế nào để giữ cho tủ kín mà không phải dự trữ một loạt thực phẩm không thể ăn được? Vậy thì, hãy lấp đầy tủ bằng nước. Thật đơn giản. Bạn chỉ việc lấy những hộp rỗng, đổ khoảng 75% nước, sau đó bỏ vào tủ thôi. Với lượng nước đá này, bạn có thể sử dụng khi cần, đồng thời, đá còn giúp giữ nhiệt và giúp tủ hoạt động ít hơn.
3. Tránh lãng phí thức ăn bắt đầu từ một hộp thức ăn thừa
Chúng ta sẽ có một ít rau củ quả thừa hàng ngày, thông thường, những thứ này sẽ đi vào thùng rác. Giải pháp ở đây là, bỏ đồ thừa vào một hộp nhỏ trong tủ đông. Cho đến khi hộp này đầy, bạn chỉ việc đun sôi một ít nước, thêm gia vị, chút ức gà thái hạt lựu, sau đó thêm hộp thức ăn vào, để sôi bùng. Boom, món súp gà đã ra lò với hương vị của tất cả loại rau củ, khác biệt mỗi lần nấu và thực sự rẻ tiền. Bạn có thể làm đặc nước dùng bằng chút bột bắp để thành món hầm nếu bạn muốn. Đây là cách để tránh lãng phí rau quả còn sót lại, thêm sự hữu ích của tủ đông và tạo ra một bữa ăn ngon.
4. Kéo tủ về phía trước khoảng 5cm
Trong nhiều nhà bếp, tủ lạnh được đẩy lùi càng gần tường càng tốt để tăng thêm chút không gian. Có thể nói, những cm này thực sự đáng giá nếu nhà có diện tích nhỏ. Tuy nhiên, nếu tủ đặt sát với tường, việc thoát nhiệt của tủ sẽ trở nên khó khăn hơn, đồng nghĩa với việc mức năng lượng tiêu tốn nhiều hơn và tủ dễ hỏng hơn. Hãy thử kéo tủ ra xa tường một chút khoảng 5cm thôi, bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt nhiều trên sàn nhà, nhưng bạn sẽ thấy tủ hoạt động hiệu quả hơn hẳn.
5. Dán nhiệt kế trong tủ
Nhiệt độ tủ lạnh lý tưởng nhất khi được giữ ổn định ở 3 đến 5 độ C, còn tủ đông sẽ ở -15 độ đến -18 độ. Đối với tủ lạnh, nhiệt độ tối ưu nhất là khoảng 3 độ. Nếu bạn để tủ ở mức nhiệt thấp hơn, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm vì đã sắp chạm đến ngưỡng đóng băng nước, đồng thời tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Nếu bạn để tủ vượt quá 5 độ, thực phẩm sẽ hư hỏng theo một các khác. Do đó, giữ tủ ở mức nhiệt này sẽ làm tủ hoạt động hiệu quả hơn. Với tủ đông, nhiệt độ -15 độ đến -18 độ là mức nhiệt phù hợp nhất để ức chế hoạt động của các vi sinh vật, đồng thời, các sản phẩm được làm lạnh đông và sâu hơn. Làm thế nào bạn có thể chắc chắn tủ đang nằm trong mức nhiệt yêu cầu? Hãy lấy ra một nhiệt kế, đặt nó vào tủ trong 24 giờ. Sau đó kiểm tra, đó là nhiệt độ thực sự của tủ nhà bạn. Bạn chỉ việc điều chỉnh lại nhiệt độ tủ lên hoặc xuống nếu cần. Thỉnh thoảng, hãy kiểm tra lại nhiệt độ để đảm bảo tủ đang hoạt động trơn tru nhé.
6. Đánh dấu lên thức ăn
Những thực phẩm bị lãng quên trong tủ sẽ từ từ phân hủy, trở thành nơi sinh sản tiềm năng của nấm men, nấm mốc và làm ô nhiễm các thực phẩm khác. Lý do đơn giản bởi vì bạn đã quên phân loại chúng và để bị vùi lấp theo thời gian. Để tránh việc này là đánh dấu chúng bằng cách tô màu lên túi thực phẩm. Chẳng hạn màu tím cho thứ 2, màu đỏ cho thứ 3, … Sau đó, khi bạn nhìn vào tủ, bạn sẽ biết đâu là thức ăn mình cần lấy, đỡ phải suy nghĩ. Một khi việc này trở thành thói quen, nó cũng sẽ giúp việc dọn dẹp tủ trở nên dễ dàng.
7. Bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ
Bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh cũng là một cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh. Vì khi đó máy nén sẽ hoạt động với ít công suất hơn nên tủ lạnh sẽ sử dụng điện năng ít hơn. Ngoài ra, bọc thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh cũng giúp thức ăn giữ được độ tươi và độ ẩm tốt hơn trong môi trường lạnh.

Model tủ đông mà bạn có thể tham khảo
TỦ ĐÔNG HB-1400
Công suất 550W
Lòng tủ coil nhôm sơn tĩnh điện
Tủ có khóa an toàn
Có giỏ chứa bên trong tủ
Di chuyển dễ dàng với 8 bánh xe
Làm lạnh bằng compressor tiết kiệm điện năng
Sử dụng Gas R290, thân thiện với môi trường
Tủ đông có thời gian bảo hành 2 năm
MIỀN BẮC | 25.360.000 VNĐ |
MIỀN TRUNG | 24.730.000 VNĐ |
MIỀN NAM | 23.580.000 VNĐ |