CÁCH TIẾT KIỆM VÀ TĂNG TUỔI THỌ TỦ ĐÔNG (P.2)

Tiếp tục phần 1, hôm nay chúng ta sẽ cùng điểm qua thêm vài mẹo vặt gip1 tiết kiệm điện năng cho tủ đông đồng thời sử dụng thiết bị lâu bền hơn.

4. Chú Ý Nhiệt Độ Tủ. 

Chỉ dùng 1 mức nhiệt độ cho tủ đông là một sai lầm mà nhiều người tiêu dùng mắc phải. Để tiết kiệm tối đa điện năng cho thiết bị, hãy thay đổi mức nhiệt độ sao cho phù hợp với khối lượng thức ăn được dự trữ bên trong. Có 3 yếu tố cần quan tâm khi điều chỉnh nhiệt độ cho tủ đông: loại thức ăn, số lượng thức ăn và nhiệt độ bên ngoài. Thức ăn tươi sống như thịt đỏ sẽ cần để mức nhiệt độ thấp nhưng thực phẩm chín thì có thể điều chỉnh nhiệt độ cao hơn; tủ chứa nhiều thức ăn sẽ cần không gian lạnh hơn tủ chứa ít thực phẩm đồng thời nếu nhiệt độ ngoài trời không cao thì chúng ta cũng không cần chình nhiệt độ không gian tủ quá thấp.

5. Vệ Sinh Tủ Thường Xuyên. 

Vệ sinh tủ định kì và thường xuyên sẽ làm cho tủ đông hoạt động hiệu quả như mới. Nếu để tủ lâu ngày không vệ sinh, tủ sẽ chạy chậm, ù lì, làm lạnh không sâu…. Nên vệ sinh tủ đông mỗi tuần 1 lần. Với bộ phận tản nhiệt phải vệ sinh ít nhất 1 lần/tháng để tăng độ bền cho thiết bị này. Cách vệ sinh tủ đông:

– Ngắt điện tủ, dùng khăn mềm lau trong và ngoài thiết bị. Có thể dùng xà phòng pha loãng nhưng không được dùng chất tẩy rửa mạnh.

6. Xả Tuyết Đúng Cách. 

Dưới đây là 1 số điều cần lưu ý khi xả tuyết cho tủ đông:

– Ngắt điện trước khi xả tuyết.
Gỡ các khay thức ăn xuống và mang hết thực phẩm ra bên ngoài.

– Bạn có thể để mặc cho tuyết tự tan hoặc đặt ca nước nóng vào bên trong tủ để tuyết tan nhanh hơn.
Không được dùng vật sắc nhọn để đập, phá tuyết.

– Khi tuyết tan tủ sẽ chảy nhiều nước, vì vậy nên chuẩn bị các vật dụng chứa nước và khăn lau.
Sau khi tuyết tan hết, lấy nước ấm để vệ sinh tủ.

Tin tức liên quan