Việc vệ sinh máy lạnh, điều hòa thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng làm lạnh tốt nhất; ít bị hư hỏng khi sử dụng; đảm bảo được độ bền và tuổi thọ. Bạn có thể sử dụng các dịch vụ vệ sinh điều hòa, hoặc cũng có thể tự vệ sinh thường xuyên. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh máy lạnh, vệ sinh điều hòa tại nhà đúng cách, an
Tại sao cần phải vệ sinh máy lạnh, điều hòa?
Loại bỏ các tác nhân gây bệnh hô hấp
Điều hòa được ví như “lá phổi” của cả gia đình. Bên cạnh tính năng làm mát, các mẫu điều hòa thế hệ mới còn được trang bị tính năng lọc không khí, đảm nhận vai trò như một lá phổi thông thường cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Vì vậy, nếu điều hòa không được vệ sinh, thì lá phổi đó sẽ bị nhiễm bẩn, sức khỏe hô hấp sẽ bị ảnh hưởng. Bạn nên biết rằng, khi điều hòa bị nhiễm bẩn, thì cũng giống như lá phổi bị viêm, đây sẽ là nơi trú ngụ và phát triển của các vi khuẩn, không khí từ máy điều hòa thổi ra sẽ không còn sạch, dễ dàng tạo điều kiện cho các bệnh hô hấp xuất hiện, nhất là đối với trẻ em – đối tượng có hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Đây chính là lý do đầu tiên mà bạn cần phải vệ sinh điều hòa, máy lạnh định kì.
Đảm bảo khả năng làm lạnh
Trong quá trình sử dụng, hệ thống máy móc của máy lạnh sẽ bị bám bụi bẩn. Khi bụi bẩn bám quá nhiều, khả năng làm lạnh của máy sẽ bị giảm sút. Hơi lạnh cung cấp cho không gian sống sẽ chậm lại, máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu làm lạnh của người sử dụng.
Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền, tuổi thọ của máy lạnh trong thời gian sử dụng. Vì vậy, vệ sinh máy lạnh là việc làm thực sự rất cần thiết, máy lạnh sẽ đảm bảo được khả năng làm lạnh như lúc ban đầu.
Hạn chế tiêu tốn điện năng
Lượng điện năng sử dụng cho hoạt động của điều hòa không hề nhỏ, cho dù bạn đang sử dụng dòng điều hòa tiết kiệm điện. Khi điều hòa bị bám nhiều bụi bẩn, khả năng làm lạnh yếu đi, công suất hoạt động giảm, lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng lên bởi máy sẽ phải hoạt động nhiều hơn.
Do vậy, để tiết kiệm điện năng khi sử dụng, bạn nên vệ sinh máy lạnh thường xuyên, loại bỏ bụi bẩn bám vào hệ thống máy móc bên trong, từ đó đảm bảo khả năng hoạt động của máy.
Hạn chế hư hỏng
Khi dàn nóng của điều hòa bị bụi bẩn bám vào quá nhiều, khả năng tản nhiệt rất chậm, thậm chỉ là không thể tản nhiệt. Điều này sẽ làm cho điều hòa luôn trong tình trạng quá tải, khi quá tải điều hòa sẽ tự động ngắt . Nếu tình trạng này kéo dài, hệ thống máy móc bên trong của điều hòa sẽ bị hư hỏng. Bạn sẽ tốn kém chi phí cho việc sửa chữa hoặc thay thế máy móc.
Do vậy, để hạn chế tối đa những hư hỏng của điều hòa, bạn nên thực hiện việc vệ sinh thường xuyên, tránh để máy móc bám quá nhiều bụi bẩn làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của máy.
Đảm bảo tuổi thọ
Việc vệ sinh điều hòa định kỳ sẽ giúp hoạt động của điều hòa được ổn định, hệ thống máy móc tránh được những hư hỏng, nhờ đó mà tuổi thọ và độ bền của điều hòa được đảm bảo. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể khi sử dụng điều hòa để làm mát.
Có nên tự vệ sinh máy lạnh tại nhà?
Cấu tạo của máy lạnh Inverter hay máy lạnh mono đều có thiết kế với rất nhiều bo mạch điện tử khác nhau. Vì vậy, khi tự vệ sinh máy lạnh tại nhà đòi hỏi bạn phải có những hiểu biết chuyên môn, đặc biệt là phải biết cách vệ sinh máy lạnh tại nhà.
Nếu bạn không nắm được những kiến thức cơ bản, bạn sẽ không biết cách tháo lắp các bộ phận của máy lạnh ra để vệ sinh, thậm chí có thể làm chập bo mạch và gây nên tình trạng cháy nổ, hư hỏng.
Điều này không đồng nghĩa với việc bạn không nên tự ý vệ sinh máy lạnh, điều hòa tại nhà. Bạn vẫn có thể thực hiện những thao tác vệ sinh đơn giản. Với những thao tác phức tạp hơn như kiểm tra bình gas hoặc thay thế gas thì bạn nên nhờ sự trợ giúp từ các chuyên viên kỹ thuật.
Những dụng cụ cần chuẩn bị để tự vệ sinh máy lạnh tại nhà?
Để có thể tự vệ sinh điều hòa, máy lạnh tại nhà, bạn nên chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết. Điều này sẽ giúp công việc vệ sinh của bạn có hiệu quả và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong vệ sinh, làm sạch điều hòa.
Một số dụng cụ bạn cần chuẩn bị để tự vệ sinh máy lạnh tại nhà bao gồm:
- Bơm tăng áp có tích hợp sẵn hệ thống vòi nước có áp suất cao, có tác dụng làm sạch sâu
- Tuốc-nơ-vit và các dụng cụ, thiết bị dân dụng khác
- Bình dạng xịt chứa dung dịch chất tẩy rửa chuyên dụng sử dụng để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn ở dàn lạnh
- Khăn hoặc giẻ sạch để bảo vệ các bo mạch điện tử tránh những ảnh hưởng từ nước trong quá trình vệ sinh
- Túi ni lông loại lớn hoặc áo mưa
- Máy hút bụi (nếu có)
Các bước vệ sinh điều hòa tại nhà
<pstyle=”></pstyle=”>
Ngắt nguồn điện
Việc đầu tiên bạn cần làm khi vệ sinh điều hòa, máy lạnh là ngắt toàn bộ nguồn điện cung cấp cho điều hòa và các khu vực xung quanh điều hòa để đảm bảo sự an toàn. Lưu ý, bạn nên đợi 2 phút sau khi ngắt nguồn điện mới thực hiện việc vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa.
Kiểm tra gas
Bước tiếp theo bạn cần làm là kiểm tra lượng gas còn lại của điều hòa, nếu lượng gas còn quá ít thì bạn nên gọi thợ đến thay bình gas mới để đảm bảo khả năng làm lạnh. Đồng thời, bạn cũng cần kiểm tra đường ống dẫn gas xem có bị rò rĩ tại các mối nối hay không. Bạn nên kiểm tra thật kỹ để tránh những sai sót không cần thiết.
Kiểm tra hoạt động của điều hòa
Để mang lại hiệu quả tốt nhất khi vệ sinh máy lạnh, điều hòa, bạn không nên bỏ qua việc kiểm tra hoạt động hiện tại của điều hòa. Bạn kiểm tra xem khả năng, tốc độ và thời gian làm lạnh của điều hòa như thế nào; mở vỏ máy và xem các linh kiện, bộ phận ở bên trong điều hòa có hư hỏng hoặc có sai lệch gì hay không,… Nếu một bộ phận bất kì của điều hòa có vấn đề, thì bạn nên gọi thợ đến để kiểm tra và thay mới.
Vệ sinh dàn lạnh
Để đảm bảo khả năng làm lạnh, bạn nên vệ sinh thật kỹ bộ phận dàn lạnh. Nếu có quá nhiều bụi bẩn hoặc vết bẩn cứng đầu, bạn có thể sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch, nhất là tại các kẽ hở ở bên trong dàn lạnh.
Bạn cũng không nên bỏ qua việc kiểm tra cửa thoát khí để xem có vật cản hoặc bụi bẩn gì bám vào hay không. Ống thoát nước dư của điều hòa cũng cần kiểm tra xem có còn hoạt động tốt không.
Vệ sinh cánh quạt
Cánh quạt của điều hòa rất dễ bám bụi bẩn. Vì vậy, khi vệ sinh điều hòa bạn cần kiểm tra và vệ sinh cánh quạt.
Bạn nên cố định cánh quạt lại, sau đó dùng khăn hoặc giẻ lau khô rồi sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và bụi bẩn bám ở trên cánh quạt.
Làm sạch dàn nóng
Trước khi làm sạch bộ phận dàn nóng, bạn tháo nắp dàn nóng ra rồi kiểm tra các linh, phụ kiện của bộ phận này có còn nguyên vẹn, có hư hỏng không. Dàn nóng có được che chắn cẩn thận không.
Tiếp đến bạn sử dụng máy bơm áp lực nhỏ xịt nước trực tiếp vào các khe của bộ phận tản nhiệt dưới dạng tia để loại bỏ bụi bẩn, côn trùng, vi khuẩn,…
Làm sạch lưới lọc và vỏ máy
Bạn tháo bộ phận lọc khí ra và vệ sinh, làm sạch lưới lọc bằng nước ấm 30 độ, bạn có thể sử dụng khăn hoặc giẻ để lau sạch bụi bẩn bám ở trên lưới lọc. Sau đó, bạn để lưới lọc cho ráo nước.
Đối với vỏ máy, bạn sử dụng khăn hoặc giẻ ẩm lau qua toàn bộ vỏ máy để làm sạch bụi bẩn giúp điều hòa sạch hơn và tránh bụi bẩn xâm nhập vào các bộ phận bên trong sau khi đã vệ sinh.
Lắp lại các bộ phận và kiểm tra
Sau khi bạn đã làm sạch xong các bộ phận của máy lạnh, bạn tiến hành lắp ráp lại như ban đầu. Sau đó, bạn kiểm tra nguồn điện, dây dẫn, ổ cắm xem có hư hỏng hay trục trặc gì hay không rồi bật máy lên và kiểm tra lại hoạt động của máy xem hoạt động có ổn định và có bình thường hay không?
Đó là các bước vệ sinh máy lạnh, điều hòa đơn giản tại nhà. Bạn chỉ cần tuân thủ theo những hướng dẫn ở trên, bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh điều hòa tại nhà mà không phải lo lắng bất kì vấn đề gì.
Những lưu ý khi tự vệ sinh máy lạnh, điều hòa tại nhà
<pstyle=”> <pstyle=”></pstyle=”> </pstyle=”>
Vệ sinh định kỳ: Bạn nên thực hiện việc vệ sinh, làm sạch máy lạnh theo định kỳ, khoảng 3 – 6 tháng/lần
Tránh phun nước mạnh: Bạn nên tránh sử dụng lực phun nước quá mạnh vào gần vị trí bảng mạch, bởi việc này có thể làm ảnh hưởng đến các bo mạch. Vì vị trí của bảng mạch ở phía trên máy nén
Tránh ánh nắng mặt trời cho dàn lạnh: Nên hạn chế tối đa dàn lạnh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc mưa gió, bởi những yếu tố này có thể làm hư hỏng bo mạch
Đảm bảo sự an toàn: Bạn nên đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu khi vệ sinh, làm sạch máy lạnh. Bạn cần đảm bảo chắc chắn bản thân có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà, trước khi vệ sinh toàn bộ nguồn điện cung cấp cho máy đã được ngắt hoàn toàn. Nếu bạn không thể tự vệ sinh máy lạnh, bạn có thể gọi dịch vụ
Theo dõi âm thanh của máy: Khi sử dụng điều hòa, bạn nên để ý đến những âm thanh bất thường phát ra từ máy. Nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục để hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến độ bền, tuổi thọ của điều hòa
Tránh sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh: Đối với những vết bẩn cứng đầu, bạn có thể sử dụng nước tẩy rửa, nhưng chỉ nên sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng, được phép sử dụng cho máy lạnh. Tuyệt đối không sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh, nhất là sử dụng cho những bộ phận bên trong của điều hòa
Điều hòa, máy lạnh cũng như nhiều đồ dùng điện lạnh khác, để đảm bảo khả năng làm lạnh, độ bền và tuổi thọ, bạn cần phải vệ sinh định kỳ theo khuyến cáo được đưa ra. Mong rằng, hướng dẫn về cách vệ sinh máy lạnh, điều hòa ở trên sẽ giúp bạn có những hiểu biết cần thiết khi sử dụng điều hòa.