Cẩn Thận Khi Thực Phẩm Đã Rã Đông

Nhiều gia đình sau khi lấy nguyên liệu từ tủ lạnh, tủ đông ra rã đông để chế biến lại bỏ vào tủ tái đông vì không sử dụng hết. Điều này được khuyến cáo là không nên vì thức ăn khi tái đông sẽ ảnh hưởng đến mùi vị, có thể biến chất gây hại cho sức khỏe. Mặt khác, các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò thì có thể tiến hành tái đông mà vẫn không ảnh hưởng chất lượng. 

Vậy nên bảo quản, rã đông hay tái đông như thế nào cho an toàn? 

– Nếu thực phẩm vẫn còn tinh thể đá và đã được bảo quản trong nhiệt độ từ 4-5 độ C trong không quá 2 ngày, bạn có thể tái đông chúng. 

– Rau: 

Nếu các tinh thể đá vẫn còn bám quanh bao bì và rau vẫn còn tươi thì bạn có thể tái đông chúng. Nhưng nếu rau đã hết độ lạnh, bạn phải chế biến dùng ngay, không được cho chúng vào tủ lạnh/tủ mát thêm nữa.

Nếu rau đã hết độ lạnh thì không được tái đông 

– Thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh: 

Loại thức ăn này cần được chế biến lại và dùng ngay sau khi lấy ra khỏi tủ đông, tủ lạnh, không nên tái đông chúng sẽ làm mùi vị đổi khác và ảnh hưởng sức khỏe. 

– Hải sản: 

Các loại hải sản rất dễ bị biến chất. Bạn không nên tái đông chúng vì chúng có thể đã bị hư ngay cả khi bạn thấy mùi vị chúng không có gì bất thường nhưng ăn vào lại gây hại cho sức khỏe. 


Không nên tái đông hải sản vì chúng rất dễ bị biến chất

– Thịt heo, bò, gia cầm: 

Các loại thịt có thể tái đông nếu đã được bảo quản kĩ tron nhiệt độ 4-5 độ C và miếng thịt vẫn còn đông cứng. Tuy nhiên, nếu thịt đã rã đông hoàn toàn hoặc đã được bảo quản trong nhiệt độ trên khoảng 4-5 độ C, bạn cần chế biến và dùng ngay, không thể tái đông được. 

Tin tức liên quan