Một số thói quen nhỏ tưởng chừng như vô hại có thể ảnh hưởng rất lớn đến năng suất làm việc và mức độ an toàn vệ sinh của thực phẩm trong tủ lạnh/tủ mát.
– Không bọc quá kín phomat:
Nên bảo quản phomat bằng cách bọc chúng trong giấy nến rồi cho vào ngăn lạnh, không nên bọc kĩ trong túi bóng có khóa kéo sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
Đừng bọc phomat quá kín
– Chú ý độ ẩm trong tủ lạnh, tủ mát:
1 số sản phẩm hiện nay cho phép điều chỉnh độ ẩm trong tủ lạnh, tủ mát. Điều này thuận tiện hơn cho người tiêu dùng trong việc bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, chúng ta phải nắm được loại thực phẩm nào nên đặt ở vị trí có độ ẩm nào thì phù hợp. Những loại rau quả nhanh hỏng phải đặt ở nơi có độ ẩm thấp. Các loại rau quả dễ thối như táo và lê thường phóng ra khí ethylene, như vậy việc mở các lỗ thông của ngăn rau giúp khí này thoát ra, hạn chế hiện tượng thối của rau quả. Trong khi đó, các loại rau quả dễ héo thì lại cần được cất giữ ở độ ẩm cao, đóng kín ngăn rau quả.
Nếu tủ lạnh/tủ mát không có ngăn điều chỉnh độ ẩm thì bạn nên mở hé ngăn này khi bảo quản rau quả nhanh hỏng để khí ethylene có thể thoát ra ngoài.
> > > Xem thêm tu dong.
Mở hé ngăn rau quả để khí ethylene có thể thoát ra ngoài
– Đảm bảo thoáng khí:
Không nên để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh hay xếp chồng chúng lên nhau. Như vậy sẽ làm mất đi không gian thông thoáng giữa các thực phẩm. Phải đảm bảo giữa các thức ăn có khoảng trống để không khí lạnh dễ dàng lưu thông đều quang các thực phẩm này.
Tạo khoảng trống giữa các thực phẩm bảo quản
– Hạn chế rửa thực phẩm trước khi cho vào tủ:
Rửa thực phẩm trước khi cho vào tủ sẽ làm thức ăn nhanh hỏng hơn. Hãy giữ chúng khô ráo và chỉ rửa khi chuẩn bị chế biến thức ăn.
Hạn chế rửa thực phẩm trước khi cho vào tủ